Hoàng hậu nhà Minh Mã_hoàng_hậu_(Minh_Thái_Tổ)

Biểu dương nữ phạm

Năm Hồng Vũ nguyên niên (1368), tháng giêng, Chu Nguyên Chương lên ngôi Hoàng đếNam Kinh, lập ra Nhà Minh, xưng niên hiệuHồng Vũ (洪武). Hoàng đế chính thất, Mã thị, được lập làm Hoàng hậu. Con trai của bà là Chu Tiêu được lập làm Hoàng thái tử, các con trai khác đều phong làm Thân vương. Bà chủ trương không cho Chu Nguyên Chương trọng dụng họ Mã của bà, tránh họa ngoại thích cho triều đình. Nhân vì cha mẹ bà mất sớm, nên Chu Nguyên Chương cho truy phong cha bà là Mã công làm Từ vương (徐王), mẹ Trịnh thị là Từ vương phu nhân (徐王夫人)[8].

Mã Hoàng hậu tuy thân là chính cung, nhưng gương mẫu tiết kiệm, cơm canh của ông đều do tự Mã Hoàng hậu xem xét. Bà cũng chuộng ăn mặc giản dị, nghe nói Hoàng hậu của Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt là Sát Tất lấy dây cung dệt bạch y, nên lập nên nhà may dệt tự dệt vài chất liệu vải, còn ban cho Phi tần cùng Công chúa và Mệnh phụ mỗi khi họ vào cung[9]. Khi còn ở nhà họ Quách, Chu Nguyên Chương từng bị nhốt giam trong biệt thất, không cho ăn uống, Mã Hoàng hậu thường trộm nấu cơm làm bánh, đem giấu ở trong ngực lén đưa cho Chu Nguyên Chương, vì thế phần làn da trước ngực đều bị bỏng (Nguyên văn: 后竊炊餅,懷以進,肉為焦。). Tương truyền chính vì cách dùng "nhục vi tiêu" (肉為焦) này của Minh sử, mà về sau người Trung Quốc hay gọi bánh hấp (炊饼) thành bánh nướng (烧饼)[10]. Bà còn hay dự trữ thịt cho quân trang, nên đến đêm cũng ăn chưa no. Ngày nay hiển quý rồi, Chu Nguyên Chương nói với quần thần Hoàng hậu hiền đức, có thể sánh Trưởng Tôn hoàng hậu thời nhà Đường, nhưng bà khiêm tốn nói: ["Thiếp thường nghe 'Phu phụ tương bảo dịch, Quân thần tương bảo nan'. Bệ hạ nếu đã không quên thiếp khi bần tiện, nguyện cũng mong bệ hạ không quên các quần thần cùng hiệp lực lúc gian nan. Còn như so với Trưởng Tôn hoàng hậu, thật sự không dám nghĩ!"][11].

Vào khi bà giảng dạy nữ đức cho cung nhân, Mã Hoàng hậu thực hiện thao tác "coi trọng cổ huấn”, thường lấy các Hiền hậu đời nhà Tống, nên mệnh cho các nữ quan tra xem các hành vi điển phạm Tống triều, rồi thường xuyên lật xem xem xét. Có nữ sử nói các Hoàng hậu nhà Tống quá mức nhân hậu, bà nói: ["Quá mức nhân hậu. Như vậy so với quá mức độc ác, không phải càng tốt hôn sao?"]. Có một ngày, sau khi xem Sử ký cùng Hán thư, bà ngẫu nhiên hỏi một nữ sử: ["Thuật thuyết Hoàng Lão là điều gì? Vì sao Đậu Thái hậu triều Hán lại say mê như vậy?"]. Vị nữ sử đáp: ["Thuật thuyết Hoàng Lão là đem thanh tĩnh vô vi làm căn bản. Vứt đi nhân nghĩa, khuyến khích dân chúng hiếu thuận hữu ái. Đó là đạo lý của thuật này"]. Nghe xong vậy, bà nói: ["Hiếu thuận hữu ái chính là nhân nghĩa, lại có thể bỏ đi 'nhân nghĩa', kêu người ta chú trọng 'hiếu thuận hữu ái' ư?"][12].

Đối với dân chúng, Mã Hoàng hậu cũng biểu lộ sự quan tâm dù thân phận một Hậu phi không tiện biết được tường tận. Một ngày, Hoàng hậu hỏi Chu Nguyên Chương: [“Hiện giờ dân chúng trong thiên hạ có yên ổn không?”]. Hoàng đế bèn nói: ["Chuyện này không điều là điều nàng nên bận tâm"], thế rồi bà đáp: ["Bệ hạ ngài là phụ thân của người trong thiên hạ, thiếp may mắn có thể trở thành mẫu thân của người trong thiên hạ. Con cái yên ổn hay không, thiếp sao lại có thể không hỏi!"]. Mỗi khi trong nước có thiên tai, Hoàng hậu liền suất lĩnh cung nhân ăn cơm canh đạm bạc, trợ giúp bá tánh cầu nguyện. Chu Nguyên Chương đôi khi sẽ đem chuyện cứu tế nói cho bà, Hoàng hậu liền nói: ["Thay phiên cứu tế, chẳng bằng vốn đã có tích tụ, cơm áo ấm no"]. Có khi quan viên triều đình thượng tấu xong sự tình, yến tiệc chiêu đãi trong cung bắt đầu, Hoàng hậu liền mệnh lệnh hoạn quan lấy tới rượu và thức ăn nếm thử, hương vị không tốt, bèn nói: ["Làm đồ cung phụng chủ tử của mình không tốt. Thế hẳn cung phụng người khác sẽ tận tâm"]. Chu Nguyên Chương liền cho trách phạt quan viên Quang lộc tự[13].

Giúp chồng được tiếng nhân

Chu Nguyên Chương ở phía trước điện xử lý sự tình, có khi tức giận phi thường, Mã Hoàng hậu chờ Chu Nguyên Chương trở lại hậu cung, thường thường căn cứ lý lẽ uyển chuyển mà khuyên can. Tính cách của Chu Nguyên Chương tuy rằng cương nghị, nhưng bởi vì có Mã Hoàng hậu khuyên can mà có thể giảm miễn hình phạt cho rất nhiều người.

Tham quân Quách Cảnh Tường khi lưu thủ Hòa Châu, nghe nói con trai là Trì Sóc muốn giết cha, Chu Nguyên Chương nổi giận, muốn đem xử tử Trì Sóc. Bà bèn khuyên: ["Quách Cảnh Tường chỉ có 1 đứa con trai duy nhất, kẻ khác mật báo thường sẽ có hiềm nghi, giết hắn chỉ sợ cũng sẽ đoạn tuyệt Quách Cảnh Tường hậu đại"]. Chu Nguyên Chương nghe thế bèn cho tra rõ sự tình, phát hiện Trì Sóc quả nhiên là oan uổng. Khi con nuôi Chu Nguyên Chương là Lý Văn Trung thủ vệ Nghiêm Châu, có Dương Hiến vu cáo hắn không tuân thủ pháp luật, Chu Nguyên Chương muốn triệu Lý Văn Trung về, Mã Hoàng hậu bèn can: ["Nghiêm Châu la nơi trọng hiểm, trước mặt sau lưng đều là thù. Nay tự tiện đổi tướng lĩnh, quả thực là hạ sách. Huống hồ Văn Trung từ trước đến nay tài đức sáng suốt, Dương Hiến chỉ nói qua loa một lời thì liền có thể đáng tin sao?!"]. Chu Nguyên Chương vì thế đình chỉ chuyện này, Lý Văn Trung sau lại rốt cuộc lập công lớn. Khi đó, học sĩ Tống Liêm bởi vì sự việc Tôn Thận mà bị tội. Mã Hoàng hậu khuyên can: ["Các bá tánh dân gian vì con nhỏ mà thỉnh Lão sư, còn đem 'Tôn sư chi lễ' thừa hành cả đời, huống hồ là hoàng gia thiên tử? Tống Liêm chỉ quanh quẩn trong nhà, nhất định là không biết chuyện bên ngoài!"]. Chu Nguyên Chương không nghe. Khi Mã Hoàng hậu làm lễ dâng cơm hầu Hoàng đế, bà không ăn không uống, Hoàng đế lại hỏi sự tình, thì bà lại nói: ["Thiếp vì Tống tiên sinh mà làm một chuyện công đức"]. Chu Nguyên Chương nội tâm cũng cảm thấy buồn bã, vì thế buông chiếc đũa đứng lên. Ngày hôm sau, Hoàng đế đặc xá Tống Liêm miễn tử tội, đem ông ta an trí đến Mậu Châu. Lại có phù hào Thẩm Vạn Tam nhiều năm giao thương bên ngoài, cậy mình giàu có mà tự tiện khao thưởng Thiên tử quân. Chu Nguyên Chương nghe được cảm thấy bị sỉ nhục mà muốn giết, cũng nhờ Mã Hoàng hậu mà chỉ đày đi Vân Nam[14].

Thời Chu Nguyên Chương, hễ khi có tội phạm mang án nặng, ông đều sai cho đến xây Vạn Lý Trường Thành. Mã Hoàng hậu cầm lòng không được, bèn xin: ["Thông qua phạt lao dịch để chuộc tội, đây là ân huệ lớn nhất mà quốc gia đối đãi tù phạm trọng tội. Nhưng lỡ như thân thể bạo bệnh mà còn phải làm lao dịch, chỉ sợ vẫn không tránh được tử vong"]. Chu Nguyên Chương vì thế cho đặc xá bọn họ[15]. Trong cung cũng hay có cung phi đắc tội Chu Nguyên Chương. Có một hôm, một cung nhân gây Hoàng đế đại nộ, ông giận dữ trách mắng, Mã Hoàng hậu cũng làm bộ tức giận mà sai đem đến Cung chính ty nghị tội, Hoàng đế bèn hỏi: ["Vì cái gì?"], bà đáp: ["Làm một Đế vương không thể vì hỉ nộ mà tùy ý thưởng phạt. Khi ngài tức giận, chỉ sợ trách phạt có điều không công bằng. Nay đem nàng ta đến Cung chính ty là có thể phán định tương đối hợp lý. Thiết đặt Cung chính ty chính là để thẩm tra cung nhân có tội, ngài chỉ cần giao cơ quan có thẩm quyền xử lý là được"][16].

Mã Hoàng hậu phi thường yêu quý nhân tài. Một lần Chu Nguyên Chương thị sát Thái học trở về, bà hỏi Thái học có bao nhiêu học sinh, Chu Nguyên Chương đáp có mấy ngàn người. Mã Hoàng hậu nói: ["Mấy ngàn Thái học sinh, có thể nói nhân tài đông đúc. Nhưng Thái học sinh tuy có sinh hoạt trợ cấp, nhưng thê tử và nữ nhi của bọn họ thì dựa vào cái gì đây?"]. Sau nhiều lần thuyết phục, Chu Nguyên Chương đồng ý thu thập một số tiền lương, thiết trí 20 hồng bản thương đem chia ra cho các nhà của Thái học sinh, do đó thê nhi của các Thái học sinh này vô cùng cảm tạ công đức[17].